“Peer pressure”: Ai cũng tung hô Gen Z “giỏi giang và thành đạt”, còn những người thất nghiệp, không đi Tây, không làm chủ thì sao?
“Peer pressure” hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa là cụm từ để chỉ về một cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người có nhiều điểm giống nhau như lứa tuổi, môi trường sống, chuyên môn… Thứ áp lực đó khiến họ sợ hãi bị thua kém, cố gắng chạy nhanh hết sức làm sao bắt cho kịp những chuẩn mực đã được “đo ni đóng giày”. Còn nếu không bắt kịp, họ sẽ trở thành kẻ lạc lõng, cô độc giữa thế giới của những người đồng trang lứa.
Tốt nghiệp loại Giỏi một đại học trường top, anh chàng Minh Hải (sinh năm 1999) đã biết bao lần vẽ lên tương lai sẽ apply công ty xịn xò, bắt đầu có thu nhập, tự lập và tha hồ tung tăng. Song, đời chẳng như là mơ, suốt từ tháng 4, Minh Hải rải CV khắp nơi nhưng chỉ có một vài cuộc phỏng vấn và cho tới hiện tại vẫn chưa tìm được công việc mơ ước. Niềm tự hào, sự tự tin của anh chàng lụi bại dần. Thậm chí, có lúc Minh Hải còn hoài nghi về bản thân khi chứng kiến bạn bè thua kém mình một chút đều đã có công việc, bắt đầu đi làm.
Có thể nói, một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 chính là thế hệ Gen Z. Theo nghiên cứu của Avery Coop, tỷ lệ Gen Z thất nghiệp đang ở ngưỡng cao nhất trong lịch sử. Điều này khiến một bộ phận lớn thế hệ này sống trong bức bối, mỏi mệt và stress.
Mặt khác, bên cạnh những Gen Z phải chật vật sống còn từng ngày, vẫn có rất nhiều người trẻ khác gặt hái được những thành công nhất định. Mạng xã hội – nơi từng là thiên đường hỗ trợ biết bao Gen Z phát triển giờ như con dao hai lưỡi, đẩy họ vào sâu hơn trong những hoài nghi về bản thân và nỗi tuyệt vọng khi liên tục chứng kiến những bài đăng, tin sốt dẻo về thành tựu của người A, người B cùng tuổi.
Lúc này “peer pressure” – áp lực của những người đồng trang lứa bỗng chốc trở nên nặng nề hơn hẳn, tàn phá tinh thần của Gen Z đến cạn kiệt.
“Peer pressure” hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa là cụm từ để chỉ về một cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người có nhiều điểm giống nhau như lứa tuổi, môi trường sống, chuyên môn… Thứ áp lực đó khiến họ sợ hãi bị thua kém, cố gắng chạy nhanh hết sức làm sao bắt cho kịp những chuẩn mực đã được “đo ni đóng giày”. Còn nếu không bắt kịp, họ sẽ trở thành kẻ lạc lõng, cô độc giữa thế giới của những người đồng trang lứa.
Áp lực này tồn tại trong tất cả những tình huống từ nhỏ đến lớn của cuộc sống, nhờ sự phát triển của cõi mạng nó còn được nhân thêm nhiều lần sức mạnh. Không xem một bộ phim tất cả mọi người đều bàn tán sẽ bị cho là “tối cổ”, ăn mặc không trendy bị cười nhạo “quê mùa”, chưa cập nhật trend thì bị chê là “nhạt nhẽo”… Sống chung với sự so sánh, chèn ép của những người bằng vai phải lứa ấy, nhiều Gen Z đều thấy kiệt sức nhưng vẫn phải cố gồng để có thể hòa nhập, không bị bỏ lại và lạc lõng.
Không chỉ dừng lại ở đó, “peer pressure” của Gen Z còn nặng nề hơn gấp nhiều lần khi phải chứng kiến quá nhiều thành tựu của những người xung quanh. Nay thì bài báo Gen Z A mở 2 công ty startup, Gen Z B đạt giải thưởng lớn ở hội nghị khoa học, người bạn cùng lớp Đại học đã trở thành lead ở một công ty nhỏ còn mình phải thất nghiệp… Bấy nhiêu thôi cũng đủ tàn phá tất cả tự tin còn sót lại của một số người, khiến họ thấy mình thất bại, kém cỏi trong một thế hệ toàn những người vượt trội và giỏi giang.
Thật ra, mỗi Gen Z đều là một cá thể riêng biệt với những điểm mạnh riêng của mình. Song, đôi khi sự hoài nghi về bản thân khiến họ không nhận ra được điều đó, khiến họ luôn ép mình phải chạy theo những chuẩn mực được gán ghép lên thế hệ đến kiệt cả sức. Thế nhưng, có mấy ai hay áp lực đồng trang lứa không đáng sợ đến mức như thế, ngược lại, nó còn có thể tích cực đến bất ngờ.
Để vượt qua “peer pressure”, chúng ta cần hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và lợi thế của mình để có thể phát huy chúng triệt để. Khi chúng ta chọn đối mặt với áp lực và đương đầu với nó, chúng ta sẽ có thêm động lực để cố gắng, để ngày càng hoàn thiện bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Cho dù là những người cùng độ tuổi hay tương đồng nhau về nhiều mặt, chúng ta ai nấy đều có những vận tốc và đích đến riêng, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Thay vì tập trung nhìn về phía thành công của người khác, hãy nhìn về con đường mình đã chọn và dành hết sức lực đi tiếp. Có thể ở thời điểm hiện tại, một số Gen Z vẫn còn chưa gặt hái được thành tựu đáng kể ngay trên con đường mình đã chọn, nhưng ít nhất cũng bạn sẽ không bại trận chỉ vì những so sánh, định kiến hay chuẩn mực sai lầm.
Một trong những cách giúp các bạn khám phá bản thân đó là thực hành các bài test (kiểm tra) về tâm lý, tính cách, khả năng sáng tạo hay trí thông minh.
BÀI TEST MBTI
BÀI TEST MI (ĐA TRÍ THÔNG MINH)
Kết quả từ những bài test này giúp bạn lý giải cách bản thân hành động, phản ứng và ra quyết định cho các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, hiểu rõ bản thân và đưa ra những lựa chọn hay thay đổi đúng đắn, tập trung vào tiến trình của bản thân thay vì không lối thoát trong “peer pressure”.
“Peer pressure” hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa là cụm từ để chỉ về một cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người có nhiều điểm giống nhau như lứa tuổi, môi trường sống, chuyên môn… Thứ áp lực đó khiến họ sợ hãi bị thua kém, cố gắng chạy nhanh hết sức làm sao bắt cho kịp những chuẩn mực đã được “đo ni đóng giày”. Còn nếu không bắt kịp, họ sẽ trở thành kẻ lạc lõng, cô độc giữa thế giới của những người đồng trang lứa.
Tốt nghiệp loại Giỏi một đại học trường top, anh chàng Minh Hải (sinh năm 1999) đã biết bao lần vẽ lên tương lai sẽ apply công ty xịn xò, bắt đầu có thu nhập, tự lập và tha hồ tung tăng. Song, đời chẳng như là mơ, suốt từ tháng 4, Minh Hải rải CV khắp nơi nhưng chỉ có một vài cuộc phỏng vấn và cho tới hiện tại vẫn chưa tìm được công việc mơ ước. Niềm tự hào, sự tự tin của anh chàng lụi bại dần. Thậm chí, có lúc Minh Hải còn hoài nghi về bản thân khi chứng kiến bạn bè thua kém mình một chút đều đã có công việc, bắt đầu đi làm.
Có thể nói, một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 chính là thế hệ Gen Z. Theo nghiên cứu của Avery Coop, tỷ lệ Gen Z thất nghiệp đang ở ngưỡng cao nhất trong lịch sử. Điều này khiến một bộ phận lớn thế hệ này sống trong bức bối, mỏi mệt và stress.
Mặt khác, bên cạnh những Gen Z phải chật vật sống còn từng ngày, vẫn có rất nhiều người trẻ khác gặt hái được những thành công nhất định. Mạng xã hội – nơi từng là thiên đường hỗ trợ biết bao Gen Z phát triển giờ như con dao hai lưỡi, đẩy họ vào sâu hơn trong những hoài nghi về bản thân và nỗi tuyệt vọng khi liên tục chứng kiến những bài đăng, tin sốt dẻo về thành tựu của người A, người B cùng tuổi.
Lúc này “peer pressure” – áp lực của những người đồng trang lứa bỗng chốc trở nên nặng nề hơn hẳn, tàn phá tinh thần của Gen Z đến cạn kiệt.
“Peer pressure” hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa là cụm từ để chỉ về một cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người có nhiều điểm giống nhau như lứa tuổi, môi trường sống, chuyên môn… Thứ áp lực đó khiến họ sợ hãi bị thua kém, cố gắng chạy nhanh hết sức làm sao bắt cho kịp những chuẩn mực đã được “đo ni đóng giày”. Còn nếu không bắt kịp, họ sẽ trở thành kẻ lạc lõng, cô độc giữa thế giới của những người đồng trang lứa.
Áp lực này tồn tại trong tất cả những tình huống từ nhỏ đến lớn của cuộc sống, nhờ sự phát triển của cõi mạng nó còn được nhân thêm nhiều lần sức mạnh. Không xem một bộ phim tất cả mọi người đều bàn tán sẽ bị cho là “tối cổ”, ăn mặc không trendy bị cười nhạo “quê mùa”, chưa cập nhật trend thì bị chê là “nhạt nhẽo”… Sống chung với sự so sánh, chèn ép của những người bằng vai phải lứa ấy, nhiều Gen Z đều thấy kiệt sức nhưng vẫn phải cố gồng để có thể hòa nhập, không bị bỏ lại và lạc lõng.
Không chỉ dừng lại ở đó, “peer pressure” của Gen Z còn nặng nề hơn gấp nhiều lần khi phải chứng kiến quá nhiều thành tựu của những người xung quanh. Nay thì bài báo Gen Z A mở 2 công ty startup, Gen Z B đạt giải thưởng lớn ở hội nghị khoa học, người bạn cùng lớp Đại học đã trở thành lead ở một công ty nhỏ còn mình phải thất nghiệp… Bấy nhiêu thôi cũng đủ tàn phá tất cả tự tin còn sót lại của một số người, khiến họ thấy mình thất bại, kém cỏi trong một thế hệ toàn những người vượt trội và giỏi giang.
Thật ra, mỗi Gen Z đều là một cá thể riêng biệt với những điểm mạnh riêng của mình. Song, đôi khi sự hoài nghi về bản thân khiến họ không nhận ra được điều đó, khiến họ luôn ép mình phải chạy theo những chuẩn mực được gán ghép lên thế hệ đến kiệt cả sức. Thế nhưng, có mấy ai hay áp lực đồng trang lứa không đáng sợ đến mức như thế, ngược lại, nó còn có thể tích cực đến bất ngờ.
Để vượt qua “peer pressure”, chúng ta cần hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và lợi thế của mình để có thể phát huy chúng triệt để. Khi chúng ta chọn đối mặt với áp lực và đương đầu với nó, chúng ta sẽ có thêm động lực để cố gắng, để ngày càng hoàn thiện bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Cho dù là những người cùng độ tuổi hay tương đồng nhau về nhiều mặt, chúng ta ai nấy đều có những vận tốc và đích đến riêng, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Thay vì tập trung nhìn về phía thành công của người khác, hãy nhìn về con đường mình đã chọn và dành hết sức lực đi tiếp. Có thể ở thời điểm hiện tại, một số Gen Z vẫn còn chưa gặt hái được thành tựu đáng kể ngay trên con đường mình đã chọn, nhưng ít nhất cũng bạn sẽ không bại trận chỉ vì những so sánh, định kiến hay chuẩn mực sai lầm.
Một trong những cách giúp các bạn khám phá bản thân đó là thực hành các bài test (kiểm tra) về tâm lý, tính cách, khả năng sáng tạo hay trí thông minh.
BÀI TEST MBTI
BÀI TEST MI (ĐA TRÍ THÔNG MINH)
Kết quả từ những bài test này giúp bạn lý giải cách bản thân hành động, phản ứng và ra quyết định cho các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, hiểu rõ bản thân và đưa ra những lựa chọn hay thay đổi đúng đắn, tập trung vào tiến trình của bản thân thay vì không lối thoát trong “peer pressure”.
Đăng nhận xét