Doanh nghiệp và genZ nên làm gì để hiểu nhau hơn?
- Tìm hiểu về thế hệ Gen Z
- Sử dụng công nghệ để tương tác
- Tạo cơ hội cho Gen Z thể hiện bản thân
- Cung cấp cho Gen Z sự hỗ trợ và hướng dẫn
- Tôn trọng tính đa dạng
Để hợp tác hiệu quả với Gen Z, doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, xu hướng của thế hệ này, sử dụng ngôn ngữ, phương tiện truyền thông phù hợp, xây dựng sự tin tưởng và cam kết, tạo môi trường linh hoạt, đổi mới, không gian giao tiếp và phản hồi ngay lập tức. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp và Gen Z tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, mang lại hiệu quả khi làm việc cùng nhau.
Tìm hiểu về thế hệ Gen Z
Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ hơn về thế hệ Gen Z, những giá trị, sở thích và cách thức tương tác của họ với thế giới. Không nên nghe những định kiến chưa tốt về thế hệ này mà có những góc nhìn chung chung hay hơi hướng tiêu cực. Theo đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng các tài nguyên trực tuyến, tổ chức các cuộc thảo luận với các thành viên của Gen Z để nắm được thông tin và hiểu rõ hơn về họ.
Sử dụng công nghệ để tương tác
Thế hệ Gen Z sử dụng công nghệ để tương tác và kết nối với người khác. Doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng ngôn ngữ, phương tiện truyền thông phù hợp khi tương tác với gen Z để thu hút và giữ chân họ.
Tạo cơ hội cho GenZ thể hiện bản thân
Gen Z là thế hệ có nhiều ý tưởng và tư duy sáng tạo, họ muốn được thể hiện bản thân và đóng góp cho công ty. Bằng cách giao cho họ những nhiệm vụ quan trọng, khuyến khích đưa ra ý kiến, đồng thời lắng nghe phản hồi, ý tưởng của họ, doanh nghiệp có thể tạo ra sự tương tác, kết nối tích cực với thế hệ này.
Cung cấp cho GenZ sự hỗ trợ và hướng dẫn
Gen Z có thể rất tự tin và độc lập, nhưng họ vẫn cần sự hỗ trợ, hướng dẫn của những người có kinh nghiệm hơn. Doanh nghiệp cần cung cấp cho Gen Z sự hỗ trợ về mặt kỹ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm để họ có cơ hội để phát triển và trở thành những người đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp, xã hội.
Tôn trọng tính đa dạng
Thế hệ Gen Z rất quan tâm đến tính đa dạng và tôn trọng người khác. Các doanh nghiệp cần tôn trọng, đáp ứng các giá trị và nhu cầu của thế hệ này, đồng thời tạo ra môi trường làm việc đa dạng và chấp nhận sự khác biệt, bởi thế hệ này thoải mái hơn khi chia sẻ về giới tính, sở thích hay tình yêu của bản thân.
Làm sao để doanh nghiệp tiếp cận đến đối tượng khách hàng là Gen Z?
- Gen Z trong lĩnh vực thời trang
- Gen Z trong lĩnh vực F&B
- Gen Z trong lĩnh vực công nghệ
- Gen Z trong lĩnh vực FMCG - bán lẻ
- Gen Z trong lĩnh vực giáo dục
Với tư cách là người tiêu dùng, hành vi của Gen Z phản ánh giá trị của họ, và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới kỹ thuật số. Thế hệ này khám phá và đánh giá một loạt các lựa chọn trước khi quyết định chọn một sản phẩm. Ngoài ra, họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi các đề xuất của người dùng thực tế hơn là bởi sự chứng thực của những người nổi tiếng.
Gen Z sẽ sớm trở thành nhóm người tiêu dùng lớn nhất, các thương hiệu muốn có một phần cơ hội này sẽ cần phải hiểu xu hướng và kỳ vọng của họ.
Gen Z trong lĩnh vực thời trang
- Thế hệ Gen Z có xu hướng thích sự đa dạng và tôn trọng tính khác biệt. Họ thích các thương hiệu thời trang có phong cách cá nhân hóa
- Ý thức cao về vấn đề bảo vệ môi trường và tính bền vững. Họ có thiện cảm hơn với các thương hiệu thời trang có chính sách và sản phẩm thân thiện với môi trường
- Sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ và mua sắm trực tuyến. Họ thích các thương hiệu thời trang có mặt trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok, Shopee, Lazada,...
- Thích thử nghiệm và tạo phong cách riêng của mình, họ thích các thương hiệu thời trang có sản phẩm độc đáo, mang màu sắc tự do, sáng tạo.
Gen Z trong lĩnh vực F&B
- Có ý thức cao về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe bản thân
- Thường sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về các quán ăn, nhà hàng, đồ uống,...
- Thích tìm kiếm các quán ăn, nhà hàng có không gian độc đáo và đẹp mắt
- Quan tâm đến trải nghiệm khi đi ăn uống. Họ thích các quán ăn, nhà hàng có thể đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Gen Z trong lĩnh vực công nghệ
- Sử dụng smartphone để duyệt web, chơi game, mạng xã hội, mua sắm trực tuyến,...
- Xu hướng tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ giáo dục, công việc đến giải trí và giao tiếp. Họ ưa thích sử dụng các nền tảng mạng xã hội để làm cuộc sống dễ dàng và tiện lợi hơn.
- Đòi hỏi trải nghiệm người dùng tốt, họ ưa thích các sản phẩm/ dịch vụ công nghệ có giao diện thân thiện, tốc độ nhanh, khả năng tùy chỉnh cao
- Nhạy cảm về vấn đề bảo mật, riêng tư, họ cần cảm giác an toàn khi sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ mạng xã hội và nền văn hóa số, họ thường có thói quen chia sẻ ý kiến và kết nối với người khác thông qua các nền tảng mạng xã hội
- Quan tâm đến các sản phẩm công nghệ có tác động tích cực đến môi trường và có thiện cảm hơn với các công ty, thương hiệu có cam kết về bền vững.
Gen Z trong lĩnh vực FMCG - bán lẻ
- Xu hướng sử dụng smartphone và ứng dụng để tra cứu thông tin sản phẩm, so sánh giá, đọc đánh giá, chia sẻ trải nghiệm mua sắm trên mạng xã hội
- Cuộc sống năng động và bận rộn, do đó gen Z ưa thích các sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng. Các sản phẩm đóng gói nhỏ gọn, dễ mang theo
- Họ ủng hộ các thương hiệu và sản phẩm có cam kết về bảo vệ môi trường, tái chế và sử dụng nguyên liệu thân thiện với thiên nhiên
Gen Z trong lĩnh vực giáo dục
- Muốn học những kỹ năng, kiến thức có ích cho công việc và cuộc sống của mình
- Thích linh hoạt hóa hình thức học tập, bao gồm học tập trực tuyến, học tập tại trường, học tập qua các chương trình đào tạo online,...
- Quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường hơn, muốn nghiên cứu những kiến thức về bảo vệ môi trường để giải quyết các vấn đề xã hội, đóng góp tích cực cho cộng đồng
- Mong muốn sử dụng các ứng dụng, công nghệ mới nhất để tương tác và học tập hiệu quả hơn.
Thế hệ Gen Z và phong cách có 1-0-2 tại chốn công sở
Gen Z luôn có tính cạnh tranh cao
Những bạn trẻ thuộc thế hệ Z luôn cạnh tranh trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, từ lựa chọn trường đại học tốt, có điểm số vượt trội, cho đến tìm công việc với mức thu nhập cao.
Có thể nói, sự cạnh tranh là một động lực vô cùng quan trọng và liên tục thúc đẩy Gen Z thể hiện mình nhiều hơn.
Gen Z đã quen với phong cách làm việc có tính cạnh tranh và thích thử thách bản thân để đối đầu với người khác. Điều này có thể mang lại cảm giác tiêu cực cho những thế hệ khác khi làm việc cùng họ.
Tuy nhiên, nếu công ty có thể khuyến khích tinh thần cạnh tranh lành mạnh ở nơi làm việc – đặc biệt là trong giai đoạn đào tạo, những nhân viên trẻ này sẽ có động lực làm việc rất lớn và dễ dàng phát huy tiềm năng bản thân.
Gen Z sẽ không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới để phục vụ cho công việc, cũng như có thể tạo ra những lợi ích bất ngờ cho công ty.
Đăng nhận xét