Xu hướng và thói quen du lịch của thế hệ Gen Z
Gen Z đang dẫn đầu những xu hướng mới trong du lịch. Với sự ra đời của công nghệ và mạng xã hội trực tuyến, thói quen du lịch của Gen Z đã thay đổi và khác biệt so với các thế hệ trước đó.
Thế hệ Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) đang dần trở thành một trong những nhóm khách du lịch tiềm năng nhất hiện nay. Hiểu được xu hướng và thói quen du lịch là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch muốn tiếp cận và thu hút tệp khách hàng này.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về xu hướng du lịch của Gen Z, từ đó giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch phù hợp nhất.
1. Xu hướng du lịch của thế hệ Gen Z
Ưu tiên trải nghiệm thú vị và mới lạ, không chỉ đơn thuần đi du lịch để nghỉ ngơi mà Gen Z đang tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ, thú vị và đáng nhớ. Họ thích khám phá văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động ngoài trời, và trải nghiệm những điều chưa từng làm trước đây.
Du lịch tự túc, thích tự lên kế hoạch cho chuyến đi của mình và khám phá mọi thứ theo cách riêng. Giới trẻ thường sử dụng mạng xã hội, ứng dụng và các nền tảng chia sẻ kinh nghiệm du lịch để tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, sau đó tham khảo và so sánh giá cả, chi phí khách sạn, đi lại, ăn uống.
Sẵn sàng chi trả cho những trải nghiệm đáng nhớ, dịch vụ tiêu chuẩn, nhưng họ cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn và đánh giá giá trị của dịch vụ. Họ tìm kiếm những gói/tour du lịch tối ưu về chi phí, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và trải nghiệm tốt nhất.
Du lịch ngắn hạn và liên tục thay vì du lịch dài ngày trong một năm, Gen Z thích các chuyến đi ngắn ngày nhưng thường xuyên hơn trong năm. Điều này phù hợp với lối sống năng động và ưa thích trải nghiệm mới lạ của họ.
Là thế hệ lớn lên cùng với sự phát triển của công nghệ di động và internet. Họ ưa thích sử dụng ứng dụng du lịch để săn các voucher giảm giá, combo du lịch, đặt phòng khách sạn và mua vé máy bay trực tuyến giá rẻ, cũng như có xu hướng du lịch theo các địa điểm trending trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok,...)
2. Thói quen du lịch của Gen Z
Nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng về điểm điến: Gen Z thường dành nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về điểm đến, chỗ ở, các hoạt động du lịch và dịch vụ khác trước khi đặt vé máy bay và khách sạn.
So sánh giá cả: Việc so sánh giá cả của các hãng hàng không, khách sạn, dịch vụ du lịch luôn được các bạn trẻ Gen Z cân nhắc và đưa ra lựa chọn hợp lý trong chuyến đi của mình.
Đọc review, đánh giá: Một thói quen và cũng là sự tin tưởng của Gen Z đó chính là các đánh giá, bình luận của du khách khác đã trải nghiệm du lịch hoặc dịch vụ tại nơi mà họ đang có ý định di chuyển tới.
Sử dụng mạng xã hội: Là một thế hệ dành nhiều thời gian cho mạng xã hội và sử dụng như một kênh thông tin truyền cảm hứng du lịch. Họ chia sẻ hình ảnh, video và trải nghiệm du lịch của mình trên các nền tảng như Instagram, Facebook, TikTok,... Họ cũng tham khảo ý kiến và đánh giá của bạn bè, người thân trước khi đưa ra quyết định du lịch.
Đặt phòng trực tuyến: Các siêu nền tảng OTA đã giúp thế hệ trẻ hiện nay tiếp cận việc đặt phòng giá rẻ, đẹp, vé máy bay và các dịch vụ du lịch khác theo hình thức trực tuyến. Họ sử dụng các ứng dụng đặt phòng như Booking.com, Agoda,... để so sánh giá cả và tìm kiếm ưu đãi, giá phòng tốt nhất.
Thanh toán trực tuyến: Phương thức thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng/ghi nợ, ví điện tử, chuyển khoản QR code, payment link đang được nhiều Gen Z sử dụng và đánh giá cao về mặt tiện lợi, bảo mật và nhanh chóng.
Thông thường với mỗi lần thanh toán, du khách sẽ nhận được mã phòng, vé kèm theo thông tin của du khách nhằm đảm bảo và thuận tiện trong việc check-in khi đi du lịch.
3. Ảnh hưởng của công nghệ số đến du lịch
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số hiện nay, các nền tảng du lịch OTA, mạng xã hội, ứng dụng và website du lịch đã trở nên phổ biến trên thị trường, tiếp cận tốt với giới trẻ, trở thành một trong những yếu tố tham khảo, tra cứu thông tin du lịch hàng đầu hiện nay.
Ngoài ra Gen Z còn có sở thích chụp ảnh check-in, ghi lại khoảnh khắc du lịch và đăng tải qua mạng xã hội, truyền cảm hứng cho cộng đồng và kết nối với những người cùng sở thích.
Việc thanh toán không tiền mặt cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của du khách khi đi du lịch, đặc biệt là trong các trường hợp kết nối, trao đổi hoàn toàn trên môi trường online. Sự minh bạch và bảo mật của các công nghệ thanh toán số luôn là lựa chọn tốt nhất khi thanh toán du lịch.
4. Cơ hội tiếp cận du khách Gen Z
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Gen Z trong mỗi chuyến du lịch đó chính là địa điểm đẹp để check-in. Doanh nghiệp du lịch có thể dựa vào hành vi này để tiếp cận du khách Gen Z dễ dàng hơn thông qua các concept hoặc thiết kế, trang trí đẹp cho địa điểm du lịch, khách sạn, phòng ở, sân bãi, bể bơi,...
Cung cấp các trải nghiệm độc đáo và mới lạ: Gen Z là thế hệ luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ và khác biệt. Doanh nghiệp du lịch nên sáng tạo các tour du lịch, hoạt động và dịch vụ đáp ứng nhu cầu này.
Phát triển nền tảng trực tuyến: Gen Z thường sử dụng mạng xã hội hoặc công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, đặt chỗ, đặt vé máy bay cho chuyến du lịch. Doanh nghiệp du lịch cần xây dựng website hoặc ứng dụng du lịch thân thiện với người dùng, cung cấp đầy đủ thông tin và cho phép khách hàng dễ dàng thao tác đặt chỗ, liên hệ hoặc mua thêm các dịch vụ khác.
Cung cấp các lựa chọn thanh toán linh hoạt: Doanh nghiệp du lịch nên cung cấp đa dạng các phương thức thanh toán để đáp ứng nhu cầu của mỗi du khách, phổ biến nhất hiện nay là thanh toán qua thẻ tín dụng, chuyển khoản QR code, ví điện tử hoặc sử dụng payment link nhằm nhận các khoản thanh toán, phụ thu, đặt cọc tour du lịch.
Đăng nhận xét