Tin hàng đầu

Sự thay đổi tâm lý người trẻ ?

 

Các Hội Chứng Tâm Lý Thường Gặp Ở "Gen Z"

Người ta hay nói rằng, thế hệ gen Z là một thế hệ quá nhạy cảm. Khi mà thế giới ngày càng phát triển, mong muốn của con người cũng ngày càng nhiều hơn, cũng vì thế mà Gen Z ngày nay cũng phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc cũng như cuộc sống hơn. Một trong số chúng chắc hẳn đã rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng mãi đến bây giờ mới có những thuật ngữ để nhận dạng chúng. Vậy đó là những hội chứng gì, chúng ta hãy cũng tìm hiểu qua nhé


  • Anxiety disorder (Rối loạn lo âu)
Là hội chứng rối loạn lo âu ở người, hình thành do áp lực và căng thẳng kéo dài thường xuyên. Người bệnh luôn trong trạng thái lo âu thái quá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày

  • Overthinking
Là trạng thái suy nghĩ quá nhiều. Người mắc chứng overthinking thường liên tục đánh giá và cảm thấy không hài lòng, đau khổ với những suy nghĩ, tâm trí luôn xoay quanh những vấn đề lặp đi lặp lại nhiều đến mức gây cản trở đến cuộc sống thường ngày.

  • Peer Pressure
Được hiểu là "Áp lực ngang hàng" hay "Áp lực đồng trang lứa". Nó là sức ép tâm lý xảy ra với các thành viên thuộc cùng một nhóm đồng đẳng. Ví dụ: Bạn học cùng lớp, đồng nghiệp cùng cơ quan, các công ty cùng lĩnh vực,...

  • Depression (Trầm cảm)
Là một rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú liên tục. Trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến các cảm nhận, suy nghĩ và cách hành xử của con người.

  • Trust Issue (Vấn đề về lòng tin)
Được hiểu là sự mất niềm tin hoạc vấn đề liên quan đến sự tin tưởng. Đây là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều người nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Trust issue ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các mối quan hệ cá nhân, tình cảm và công việc. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ luôn cảnh giác quá mức với mọi hành động của mọi người xung quanh, thậm chí là với những sự vật, hiện tượng không mấy liên quan.

  • On Overachiever (Luôn cảm thấy không bao giờ là đủ)
Là một hội chứng khiến cho con người luôn cảm thấy không hài lòng về những thành quả của mình hoặc luôn bị ám ảnh bởi việc thất bại, luôn quá khắt khe với bản thân và có thể trở nên nóng giận nếu mọi chuyện không đúng như họ mong đợi.

  • Fear Of Intimacy (Nỗi sợ gần gũi)
Là việc hạn chế chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc có giá trị trong một mối quan hệ với một người mà chúng ta thật sự quan tâm và gần gũi. Theo nghiên cứu của Descutner và Thelen (1991) cho rằng những người có nỗi sợ gần gũi cảm xúc thường cô đơn hơn và ít có mong muốn chia sẻ về bản thân, kết nối với xã hội và ít có nhu cầu lựa chọn hành vi đáng khao khát bởi xã hội hơn. Bên cạnh đó, Hazan và Shaver (1990) cũng phát hiện những người sợ gần gũi về mặt cảm xúc có xu hướng nghiện công việc cao hơn.

  • FOMO- Fear Of Missing Out (Nỗi sợ bỏ lỡ)
Là một hiện tượng tâm lý biểu hiện bằng sự lo sợ bỏ lỡ. Người mang hội chứng này thường căng thẳng, lo lắng bản thân mình sẽ lỡ mất điều gì đó. Hội chứng FOMO thường bao gồm 2 giai đoạn: lo sợ bỏ lỡ dẫn đến hành vi cưỡng chế. Cảm giác sợ hãi này ám ảnh tâm trí rằng người xung quanh luôn hơn mình. Họ sẽ đạt được thứ gì đó mà bản thân mình không đạt được.

  • Xu hướng tránh né kinh nghiệm
Những người có xu hướng tránh né kinh nghiệm cao thường làm mọi cách để không phải đối mặt với những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm không mong muốn. Một trong những hành vi phổ biến của xu hướng này là thói Trì Hoãn.

  • Envy (Ghen tị)
Là cảm giác tủi nhục, được hình thành từ cảm giác tị nạnh và ghen tị ác tính. Ghen tị lành tính là những ý nghĩ tích cực và cảm giác muốn cải thiện bản thân. Trong khi đó, ghen tị ác tính ám chỉ các hành vi ganh ghét, có xu hướng mong muốn làm hại đối tượng bị ghét.

  • Burn Out
Burn out được WHO định nghĩa là hội chứng do căng thẳng gây ra trong thời gian dài mà không được kiểm soát tốt ở nơi làm việc. Thuật ngữ này chỉ được dùng ở môi trường làm việc và không dùng trong các lĩnh vực khác. Burn out xảy ra khi một người cảm thấy cơ thể bị mất hết năng lượng, chịu áp lực, quá tải và không thể đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên. Kéo dài tình trạng này khiến cho sự hứng thú với công việc bị mất đi và không còn động lực để tiếp tục công việc nữa.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn